Hội thảo “ Bảo vệ Sự sống Các Dòng Sông” được diễn ra ngày 31/10/2009, tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 

Hội thảo đã thu hút hơn 70 đại biểu là các nhà khoa học, cán bộ, phóng viên đến từ các viện, trường đại học, các Sở Tài nguyên Môi trường các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, đại diện báo và truyền hình Tuổi Trẻ, Việt Nam News, The Currier, Đài Phát Thanh Truyền hình Đồng Nai và đại diện các địa phương cùng tham dự.

Trung tâm Đa Dạng Sinh Học và Phát Triển (CBD) thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới Thành phố Hồ Chí Minh, Mạng lưới Sông Ngòi Việt Nam (VRN) và Vườn Quốc Gia (VQG) Nam Cát Tiên là đơn vị đồng tổ chức hội thảo. Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế (IUCN) Việt Nam và Bộ Ngoại Giao Phần Lan là hai đơn vị tài trợ cho hội thảo.


Đại diện ban tổ chức hội thảo, TS. Vũ Ngọc Long, giám đốc Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển - Viện Sinh học Nhiệt đới đọc lời khai mạc.

Hội thảo chia ra ba chủ đề để thảo luận: quan điểm chung về các dòng sông gồm 07 tham luận; các lưu vực sông gồm 06 tham luận; và sự liên quan cộng đồng, bảo tồn đa dạng sinh học và các dòng sông gồm 04 tham luận.

 

Bà Đào Việt Nga, đại diện Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) trình bày về phương hướng hoạt động của mạng.

Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt từ Bắc vào Nam, hiện nay đa số các con sông đang lâm vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng do tác động quá mức của con người và phát triển kinh tế. Các hệ thống sông ngòi tại Phía Nam Việt Nam đã và đang ở mức báo động với mức ô nhiễm rất cao, và đang xảy ra tại sông Thị Vải, Sài Gòn- Đồng Nai, sông Vàm Cỏ. Còn hệ thống sông Hậu, sông Tiền tại Đồng bằng Sông Cửu Long không những ô nhiễm bởi những tác động của con người mà còn lâm vào nguy cơ xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt vào mùa khô, nước dâng đến các vùng thành thị.

 

ThS. Hoàng Văn Thống, trình bày về vấn đề ô nhiễm tại sông Thị Vải.

Các tham luận trình bày về hiện trạng và tình hình ô nhiễm của các con sông tại lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Vàm Cỏ, hệ thống sông ngòi tại Đồng bằng Sông cửu Long và các vấn đề hiện nay tại lưu vực Sông Mê Công. Thêm vào đó, tầm quan trọng của đa dạng sinh học, hệ sinh thái  cũng như là tầm quan trọng của vùng đất ngập nước trong môi trường và vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa Đồng bằng Sông Cửu Long cũng được trình bày trong hội thảo.

 

TS. Trần Văn Ni, Đại học Cần Thơ, trình bày về vấn đề các dòng sông tại Đồng bằng Sông Cửu Long

 

TS. Lê Anh Tuấn, Đại học Cần Thơ, trình bày về vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo đưa ra phương pháp thảo luận lấy ý kiến để định hướng kế hoạch hành động  trong việc bảo vệ sự sống các dòng sông, được chia ra thành 04 nhóm theo từng chủ đề nhằm phù hợp với hiện trạng cho từng vấn đề và từng vùng, nhóm thứ nhất bao gồm nhóm nghiên cứu khoa học cơ bản (1); nhóm thứ hai bao gồm các thể chế, chính sách (2); nhóm thứ ba là sự tham gia của cộng đồng (3); và nhóm thứ tư là quản lý, giám sát (4). Tùy theo vấn đề và hiện trạng môi trường mà từng nhóm có trách nhiệm thực hiện các vấn đề đó, trong đó CBD, VRN, các VQG và IUCN là đơn vị thúc đẩy và hỗ trợ để thực hiện kế hoạch hành động trong tương lai.

 

Một số vấn đề được nêu lên trong hội thảo từ các bài thuyết trình

Sau hội thảo, các đại biều đóng góp các ý kiến cũng như là các giải pháp cho kế hoạch hành động nhằm vạch ra phương hướng hoạt động trong tương lai. Cũng trong dịp này, các đại biểu đã đưa ra một số ý kiến cho kế hoạch hành động trong tương lai của mạng lưới bảo vệ sông ngòi tại Phía Nam Việt Nam, trong đó CBD là đơn vị đại diện. Một số ý kiến cũng đề nghị mạng lưới nên tổ chức 6 tháng họp một lần để cùng gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và đề ra các chương trình hành động cho vùng, vì mục tiêu “Bảo vệ sự sống các dòng sông.”

 

TS. Vũ Ngọc Long, đại diện ban tổ chức tổng kết lại hội thảo.

Bài và ảnh: Lý Quốc Đẳng và Lã Hồ Nhật Vũ

Tổ chức cộng tác
  • Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng
  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
Giới thiệu theo yêu cầu
  • Bảo vệ động vật hoang dã
  • Tổ chức vì môi trường thế giới
  • Hành động vì môi trường