Chương trình tập huấn
Trong những năm vừa qua, Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (tiền thân là nhóm SIERES) đã tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật và kiểm lâm các VQG và Khu BTTN thông qua các chương trình tập huấn ngắn hạn về Đa dạng sinh học, điều tra, giám sát đa dạng sinh học và làm việc với cộng động tại các VQG/KBT. Ngoài ra, chương trình đào tạo dài hạn cán bộ nguồn phục vụ công tác bảo tồn ĐDSH tại trung tâm cũng đang được tiến hành. Mục tiêu, phương pháp tiến hành và nội dung của các chương trình tập huấn được đề cập dưới đây.
Chương trình: “Đào tạo cán bộ nguồn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở phía Nam”
Trong khuôn khổ dự án “Chương trình huấn luyện và nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng ở miền Nam Việt Nam” do The John D. and Catherine T.MacArthur Foundation tài trợ, Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (CBD) đang tiến hành khóa tập huấn “Đào tạo cán bộ nguồn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở phía Nam”. Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm (i) nâng cao năng lực cho các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn và các tổ chức đang làm công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học (ĐDSH) và quản lý tài nguyên thiên nhiên, (ii) cung cấp và phổ biến thông tin ĐDSH, (iii) thiết lập một hệ thống kết nối giữa khoa học ĐDSH với các nỗ lực bảo tồn, trong đó khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Thông qua cách tiếp cận Đào tạo cán bộ huấn luyện (Training of Trainers – ToTs), sau thời gian là 3 năm, kết quả mong đợi của Trung tâm là sẽ đào tạo nên một đội ngũ 15 cán bộ huấn luyện trẻ từ Viện Sinh Học Nhiệt Đới, 7 Vườn Quốc Gia và Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên ở phía Nam Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học tại các cấp cơ sở. Thông qua đó trung tâm sẽ hỗ trợ thiết lập một số mô hình đào tạo trực tiếp nâng cao nhận thức về ĐDSH cho 80 kiểm lâm viên và những người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng… Hơn nữa, các cán bộ này sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng để có thể tham gia chuẩn bị, thiết kế và thực hiện dự án cũng như làm các báo cáo về đa dạng sinh học.
Các môn học của khóa học sẽ được giảng dạy trong 2 năm đầu, trong đó mỗi năm sẽ có 3 đợt tập huấn (tại TP Hồ Chí Minh hoặc các khu bảo tồn/Vườn Quốc gia), mỗi đợt tập huấn kéo dài khoảng 15 ngày. Ngoài các kiến thức cơ bản, nội dung các môn học sẽ chú trọng vào các vấn đề thực tiễn cấp thiết trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở phía Nam. Trong năm thứ ba, Trung tâm cùng với các học viên sẽ tham gia đào tạo cho 80 cán bộ cơ sở ở các khu vực được bảo vệ (Xin xem thêm thông tin trong Kế hoạch khóa tập huấn).
Các học phần |
Cán bộ giảng dạy |
Năm thứ nhất (huấn luyện cán bộ bảo tồn) |
|
Đợt 1 (tại Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển - TPHCM): 7/9-18/9/2006 |
|
Giới thiệu và Khai mạc |
TS. Vũ Ngọc Long (Giám đốc CBD) |
Đa dạng sinh học và bảo tồn ở Việt Nam |
GS. Đoàn Cảnh (Viện Sinh học Nhiệt đới) |
Yếu tố luật pháp trong bảo tồn đa dạng sinh học |
Ông Đoàn Minh Tuấn (Cục phó Cục Kiểm lâm) |
Cứu hộ động vật hoang dã |
ThS. Nguyễn Phúc Bảo Hòa (ĐHKHTN TPHCM) |
Xác định các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam |
GS. Phan Kế Lộc (Viện Sinh thái và tài nguyên, Hà Nội) |
Đợt 2 (tại VQG Lò Gò Xa Mát): 26/11-9/12/2006 |
|
Phương pháp nghiên cứu sinh thái học động vật |
GS. Covert Hubert (ĐH Colorado, Mỹ) |
Phân loại học ứng dụng (thực vật) |
GS. Phan Kế Lộc (Viện Sinh thái và tài nguyên, Hà Nội) |
Phương pháp điều tra tính đa dạng sinh học động vật |
TS. Nguyễn Xuân Đặng (Viện Sinh thái và tài nguyên, Hà Nội) |
Phương pháp điều tra tính đa dạng sinh học các loài Chim |
ThS. Nguyễn Trần Vỹ (CBD) |
Thực địa |
|
Đợt 3 (tại VQG Bidoup - Núi Bà): 4/3- 18/3/2007 |
|
Phương pháp điều tra sinh thái rừng |
ThS. Lý Ngọc Sâm & TS. Lưu Hồng Trường (CBD) |
Thực vật dân tộc học |
TS. Trần Văn Ơn (ĐH Dược, Hà Nội) |
Tính đa dạng và giá trị tài nguyên thực vật |
TS. Lưu Hồng Trường (CBD) |
Năm thứ hai (tiếp tục huấn luyện cán bộ bảo tồn) |
|
Đợt 4 (tại Trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển - TPHCM): 3/6-16/6/2007 |
|
GIS and Công tác quản lý thông tin về Đa dạng sinh học |
TS. Trần Văn Thụy, Trường ĐHKHTN Hà Nội |
Bảo tồn các loài động vật quý hiếm |
TS. Hoàng Minh Đức (CBD) |
Bảo tồn các loài cây quý hiếm |
TS. Lê Bửu Thạch (CBD) |
Tính đa dạng gien và bảo tồn nguồn gien |
TS. Lưu Hồng Trường (CBD) |
Đợt 5 (tại VQG Tràm Chim): 21/8- 1/9/2007 |
|
Tham quan, tìm hiểu hoạt động |
Trương Quang Tâm và cán bộ CBD |
Thực tập (GIS) tại Tràm Chim |
Ths. Nguyễn Trần Vỹ và cộng tác viên (Liêm, Tiếp, Huệ) |
Phương pháp viết dự án |
TS Nguyễn Hữu Thiện (Cần Thơ) |
Chuẩn bị, thực hiện và báo cáo một dự án về tính đa dạng sinh học |
TS Andrew Wyatt và cán bộ CBD |
Đợt 6 tại (tại VQG Núi Chúa): 25/11-7/12/2007 |
|
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững |
TS. Vũ Ngọc Long (CBD) và Ths Diệp Đình Phong |
Phát triển cộng đồng trong công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học |
TS. Vũ Ngọc Long (CBD) và Ths Diệp Đình Phong |
Phương pháp làm việc với cộng đồng : Giới và phát triển cộng đồng |
Eva Lindskog (Viện Môi Trường Stockholm, Thụy Điển) |
Năm thứ ba (cán bộ được đào tạo được cử đi đào tạo kiểm lâm và cán bộ địa phương) |
|
Chuẩn bị cho đợt huấn luyện tại các khu vực được bảo vệ (TPHCM) 15/2-30/2/2008 |
|
Huấn luyện 40 kiểm lâm và cán bộ địa phương tại Yok Don & Chư Yang sin:1/4- 25/4/2008 |
Cán bộ nguồn đã được đào tạo (với sự hỗ trợ của CBD) |
Huấn luyện 20 kiểm lâm và cán bộ địa phương tại Takou: 1/6-15/6/2008 |
Cán bộ nguồn đã được đào tạo (với sự hỗ trợ của CBD) |
Tổng kết, Lễ tốt nghiệp và bế mạc khóa học: 1/7-2/7 |
|
Danh sách các học viên tham gia vào khoá tập huấn của CBD
Stt |
Họ và tên |
Nơi công tác |
1 |
Tạ Ngọc Dân |
Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát |
2 |
Võ Minh Quân |
Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát |
3 |
Phạm Văn Xiêm |
Vườn Quốc Gia Núi Chúa |
4 |
Trần Văn Tiếp |
Vườn Quốc Gia Núi Chúa |
5 |
Võ Duẩn |
Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà |
6 |
Nguyển Thị Kiều Noan |
Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà |
7 |
Trần Xuân Huệ |
Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập |
8 |
Nguyễn Anh Tuấn |
Vườn Quốc Gia Phước Bình |
9 |
Lê Văn Sang |
Vườn Quốc Gia Chư Yang Sinh |
10 |
Võ Thanh Liêm |
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tà Kóu |
11 |
Lê Hồng Thía |
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Kiên Giang |
12 |
Nguyễn Văn Hùng |
Vườn Quốc Gia Tràm Chim |
13 |
Lê Văn Thừa |
Vườn Quốc Gia YokDon |
14 |
Nguyễn Vinh Hiển |
Viện Sinh Học Nhiệt Đới |
15 |
Nguyễn Quốc Đạt |
Viện Sinh Học Nhiệt Đới |
Chương trình: “Tập huấn nâng cao năng lực và điều tra, giám sát Đa dạng sinh học”
Lớp tập huấn điều tra giám sát ĐDSH tại VQG Lò Gò Xa Mát
Lớp tập huấn nâng cao năng lực tại VQG Bù Gia Mập
Lớp tập huấn Điều tra, giám sát ĐDSH tại VQG Bù Gia Mập được thực hiện từ ngày 04/04/2007 đến ngày 12/04/2007, trong khuôn khổ dự án nhỏ ‘Nâng cao năng lực cho cán bộ, kiểm lâm VQG Bù Gia Mập’ được tài trợ bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF).
Lớp tập huấn đã đào tạo cho 25 học viên là cán bộ kỹ thuật, cán bộ hạt kiểm lâm của VQG những kỹ năng cơ bản về ĐDSH, phương pháp tiến hành điều tra, giám sát Hệ thực vật và Thảm thực vật, Lâm sản ngoài gỗ, Động vật Có xương sống ở cạn và Phương pháp làm việc với cộng đồng (PRA).
Lớp tập huấn điều tra giám sát ĐDSH tại VQG Mũi Cà Mau
CBD phối hợp với tổ chức Bảo tồn động, thực vật Quốc tế (FFI) chủ trì thực hiện chương trình tập huấn nâng cao năng lực và điều tra ĐDSH tại VQG Mũi Cà Mau từ ngày 05/08/2007 đến ngày 21/08/2007. Chương trình được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và DANIDA thông qua Dự án Bảo vệ và Phát triển những vùng đất ngập nước ven biển (CWPDP).
Lớp tập huấn đã đào tạo cho 11 học viên là cán bộ kỹ thuật VQG những kỹ năng cơ bản trong điều tra, giám sát Rong và cỏ biển, Động vật không xương sống cở lớn ở biển, Cá; Rừng ngập mặn và Động vật có xương sống ở cạn. Học viên và các chuyên gia cũng đã tiến hành khảo sát thực địa theo từng chuyên môn và xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về ĐDSH của VQG.
Lớp tập huấn điều tra giám sát ĐDSH tại VQG Bidoup – Núi Bà
Lớp tập huấn Điều tra, giám sát ĐDSH tại VQG Bidoup – Núi Bà được thực hiện từ ngày 26/12/2007 đến ngày 30/12/2007, trong khuôn khổ dự án nhỏ ‘Nâng cao năng lực cho cán bộ, kiểm lâm VQG Bidoup – Núi Bà’ được tài trợ bởi Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF).
Lớp tập huấn đã đào tạo cho 30 học viên là cán bộ kỹ thuật, cán bộ hạt kiểm lâm của VQG và trạm trưởng các trạm kiểm lâm những kỹ năng cơ bản về ĐDSH, nhận diện và điều tra, giám sát các loài động vật có xương sống có thể có ở VQG, phương pháp tiến hành điều tra, giám sát Hệ thực vật và Thảm thực vật, phân tích số liệu và cách viết báo cáo một báo cáo điều tra, giám sát ĐDSH.