Trong các ngày 23/5/2024 và 19/6/2024, nhóm cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Sinh thái - Môi trường của Viện Sinh thái học Miền Nam đã phối hợp với Bộ môn Sinh thái - Sinh học Tiến hóa (Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) sử dụng hệ thống sóng âm (Arbotom - 06S) tiến hành đánh giá sức khỏe và rủi ro một số cây xanh có kích thước lớn trong khuôn viên cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5 và cơ sở Linh Trung, TP. Thủ Đức của trường.

Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết các cây có nhiều cành, nhánh khô mục trên cao cần được cắt tỉa để giảm rủi ro rơi, gãy. Một số cây có thể do số năm tuổi cao nên đã suy giảm một phần khả năng chịu lực ở thân - gốc và có phân bố rễ tương đối kém cần có phương án hạ tải, giảm chiều cao cây để đảm bảo an toàn khi có giông, lốc. Đặc biệt, ghi nhận cho thấy trong khuôn viên cơ sở Linh Trung có nhiều tổ mối và một số cây đang bị mối tấn công làm suy yếu sức khỏe cây. Ngày 02/7/2024, Viện Sinh thái học Miền Nam đã gửi Công văn số 55/CV-STHMN về việc “Chuyển giao báo cáo kết quả đánh giá sức khỏe và rủi ro một số cây xanh tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên” kèm theo các báo cáo đánh giá chi tiết đến Ban giám hiệu nhà trường.

Với các kết quả và khuyến nghị được đề xuất, hi vọng rằng Ban giám hiệu nhà trường sẽ sớm thực hiện các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn về cây xanh trong khuôn viên trường nhất là những nơi thường tập trung đông sinh viên, học viên, cán bộ nhà trường. Đồng thời, có kế hoạch thực hiện việc đánh giá sức khỏe và rủi ro cho tất cả các cây có đường kính lớn, tuổi cây cao còn lại trong khuôn viên trường. Điều này thực sự cần thiết vì theo kế hoạch của nhà trường, từ năm học sắp tới, toàn bộ sinh viên sẽ dành trọn 4 năm Đại học tại cơ sở Linh Trung khiến số lượng, mật độ sinh viên thường xuyên học tập và sinh hoạt tại cơ sở này sẽ tăng cao.

Một số hình ảnh trong quá trình đánh giá sức khỏe và rủi ro một số cây xanh tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên:

Lắp đặt cảm biến sóng âm đánh giá tình trạng gỗ ở thân - gốc cây Lim sét cạnh giảng đường 1 cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ

Ghi nhận cây có tán mọc lệch, nhiều cành, nhánh khô mục trên cao cần được cắt tỉa và một số hốc sâu có chứa nước tại gốc cây

Khảo sát phân bố rễ ngầm của cây

Kết quả chẩn đoán thân cây Lim sét cạnh giảng đường 1 cho thấy tình trạng gỗ bên trong ở mức Trung bình - khá, chưa có dấu hiệu mục, rỗng lớn

Kết quả chẩn đoán phân bố rễ ngầm của cây cho thấy một số hướng có phân bố rễ tương đối kém do bị giới hạn bởi các công trình như đường, hệ thống thoát nước nhưng do có nhiều tòa nhà xung quanh nên giúp hạn chế tác động của gió giảm rủi ro ngã, đổ cây

Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán 3D với 2 vòng cảm biến sóng âm được lắp đặt cho 1 đoạn thân cây Lim sét cạnh cổng trường

Kết quả chẩn đoán 3D phần thân cây Lim sét cạnh cổng

Khảo sát phân bố rễ ngầm của cây cạnh cổng

Kết quả chẩn đoán phân bố rễ ngầm của cây cạnh cổng trường cho thấy cây có phân bố rễ kém toàn bộ các hướng từ Bắc đến Đông có rủi ro ngã đổ vì mất khả năng neo giữ theo hướng này và không có công trình, tòa nhà hay cây cối giúp giảm tác động của gió

Khảo sát, đánh giá sức khỏe và rủi ro các cây tại cơ sở Linh Trung

Ghi nhận nhiều cành, nhánh trên cao, có dấu hiệu khô mục, có nấm gỗ phát triển, rủi ro rơi gãy cao, mất an toàn

Tham vấn ý kiến các thầy cô trường Đại học Khoa học Tự nhiên về kết quả khảo sát

SIE/Nguyễn Đình Phúc

Tổ chức cộng tác
  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng
  • Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
Giới thiệu theo yêu cầu
  • Hành động vì môi trường
  • Bảo vệ động vật hoang dã
  • Tổ chức vì môi trường thế giới