TP. HCM – Ngày 29.11.2022, Viện Sinh thái học Miền Nam (SIE) đã tổ chức buổi tiếp đoàn đại biểu đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin và seminar học thuật với chủ đề: “Accelerating Biodiversity Discovery in Hyperdiverse Invertebrate Taxa with Robots and Nanopore Sequencing” [Tạm dịch là: Tăng tốc khám phá đa dạng sinh học nhóm siêu đa dạng các loài động vật không xương sống sử dụng rô bốt và giải trình tự nanopore].

Đây là một trong những nội dung hợp tác Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức trong khuôn khổ dự án VietBio (Innovative Approaches to Biodiversity Discovery and Characterization in Vietnam) tập trung vào việc phát triển và chuyển giao hệ thống khám phá và quan trắc đa dạng sinh học tích hợp ở Việt Nam.

Đến tham dự buổi seminar có TS. Lưu Hồng Trường (Viện trưởng SIE) và các nghiên cứu viên của SIE, cũng như các các nghiên cứu viên, sinh viên từ các trường, viện có liên quan như Trường đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. HCM), Viện Sinh học Nhiệt đới.

Đoàn đại biểu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức gồm có TS. Christoph Häuser (Phó tổng giám đốc phụ trách hợp tác quốc tế và chính sách khoa học), cùng với báo cáo viên là GS. TS. Rudolf Meier. GS. Meier đã có hơn 20 năm làm việc tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), trước khi trở về làm lãnh đạo của Trung tâm Khám phá Đa dạng Sinh học Tích hợp (Center for Integrative Biodiversity Discovery) trực thuộc MfN.

Thông qua nội dung buổi seminar, báo cáo viên cho thấy hiện trạng của công tác điều tra đa dạng sinh học trên thế giới, đặc biệt là sự chênh lệnh và những khó khăn trong việc nghiên cứu về các loài côn trùng, nhóm sinh vật đa dạng nhất, có sinh khối nhiều nhất, và có vai trò quan trọng trong các chuỗi và lưới thức ăn trong nhiều hệ sinh thái.

Cuối buổi seminar, các đại biểu đã thảo luận về phương hướng ứng dụng của kĩ thuật giải trình tự nanopore với các ưu điểm như: nhanh chóng, giá thành rẻ, có thể điều chỉnh phù hợp với hướng nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi seminar.


Quang cảnh buổi seminar


TS. Christoph Häuser


Báo cáo viên, GS. TS. Rudolf Meier đến từ MfN


Top 10 họ côn trùng đa dạng nhất trong các mẫu thu được từ bẫy Malaise


Các đại biểu chụp hình lưu niệm

Quang Thiện /SIE

Tổ chức cộng tác
  • Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng
  • Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Giới thiệu theo yêu cầu
  • Bảo vệ động vật hoang dã
  • Tổ chức vì môi trường thế giới
  • Hành động vì môi trường