Mục tiêu của hội thảo

             Chia sẻ thông tin kinh nghiệm về quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông trong khu vực;

             Cập nhật hiện trạng và những khó khăn trong công tác quản lý tổng hợp rừng đầu nguồn và lưu vực sông Đồng Nai;

             Những giải pháp và sáng kiến giảm thiểu tác động môi trường tự nhiên và xã hội nhằm bảo tồn và phát triển bền vững rừng đầu nguồn và lưu vực sông Đồng Nai.

Thành phần tham gia 

Hội thảo được phối hợp tổ chức bởi Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển (CBD), Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Vườn quốc gia Cát Tiên và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN).

            Tham dự hội thảo có sự hiện diện của 70 đại biểu là đại diện của các bên liên quan gồm Vườn quốc gia Cát Tiên, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), Viện sinh học nhiệt đới (ITB), Viện Khoa học và Công nghệ  Việt Nam (VAST), Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới(WWF), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Uỷ ban Nhân dân (UBND) bị ảnh hưởng trong vùng dự án 6 và 6A, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM, chủ đầu tư Công ty cổ phần tập đòan Đức Long Gia Lai, cùng với đông đảo các cơ quan truyền thông, báo chí và đài truyền hình địa phương và trung ương.

Bản tóm tắt các thông điệp và nội dung chính các bài trình bày và thảo luận của hội thảo này được Ban tổ chức hội thảo thực hiện để chuyển đến các đại biểu cũng như các cá nhân, tổ chức quan tâm.

 

Các đại biểu tham gia hội nghị

 

            Nội dung chi tiết của hội thảo

Thời gian

 

Nội dung

Phụ trách

8:15 – 8:30

15’

-          Tuyên bố lý do  

-          Giới thiệu đại biểu

Ngụy Thị Khanh

8:30 - 8:40

10’

-          Phát biểu khai mạc

GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Chủ tịch VUSTA

8:40 – 8:50

10’

-          Giới thiệu chương trình

-          Kết quả mong đợi

TS. Vũ Ngọc Long

TRÌNH BÀY VÀ THẢO LUẬN

Phần 1

Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A -Những vấn đề về môi trường 
và tài nguyên nước  lưu vực sông

Chủ trì: TS. Vũ Ngọc Long – S.VRN

8:50 - 9:20

30’

Phát triển thủy điện Đồng Nai và những thách thức đối với môi trường lưu vực và quản lý vùng đầu nguồn Sông Đồng Nai. 

TS. Đào Trọng Tứ-VRN

9:20 - 9:50

30’

Tóm tắt báo cáo đầu tư hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. 

Công ty CPTĐ Đức Long Gia Lai

9:30 - 10:00

30’

Những vấn đề môi trường của dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A.

TS. Lê Anh Tuấn- ĐH Cần Thơ

10:00 – 10:20

20’

Đánh giá nhanh về vấn đề môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. 

WWF Viet Nam

10:20 -10:45

35’

Giải lao

 

 

 

Phiên đối thoại toàn thể

 

10:45 -12:00

75’

Hỏi đáp và thảo luận toàn thể phần 1

 

12:00 – 13:30

90’

Ăn Trưa

 

 

 

Phần 2

Buổi chiều

Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A - Tác động đối với đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên và môi trường xã hội . 

Chủ trì: TS. Nguyễn Mạnh Đôn – Trưởng ban KHCN và Môi trường, VUSTA

13:30 – 14:00

30’

Đánh giá nhanh hiện trạng đa dạng sinh học vùng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. 

TS. Vũ Ngọc Long –S.VRN

14:00 - 14:20

20’

Đánh giá vai trò quan trọng của VQG Cát Tiên trong lưu vực sông Đồng Nai

Ông Trần Văn Thành, GĐ VQG Cát Tiên

14:20 – 14:50

30’

Những tác động xã hội của 2 dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6 A. 

Lâm Đình Uy – S.VRN

14:50 – 15:50

60’

Hỏi đáp và thảo luận toàn thể phần 2

 

15:50 – 16:15

25’

Giải lao

 

 

16:15 -16:30

15’

-      Tổng hợp báo cáo và thảo luận.

-      Thông báo chung của hội nghị

TS. Vũ Ngọc Long

TS. Nguyễn Mạnh Đôn

Ban tư vấn VRN

16:30 – 16:45

10’

Kết luận

 

TS. Nguyễn Mạnh Đôn

16:45 – 17:00

 

Bế mạc hội thảo

Ông Trần Văn Thành, 

GĐ VQG Cát Tiên

 

             Thảo luận của các đại biểu đại diện các ban ngành

            1.Thủy điện và vấn đề quản lý môi trường và tài nguyên nướclưu vực sông Đồng Nai?

 

Stt

Các tác động tiềm tàng

Mô tả

Giải pháp/Đề xuất

1

Thay đổi chế độ dòng chảy hạ lưu.

 

Tăng lưu lượng đỉnh lũ xuống hạ lưu

Giảm lưu lượng kiệt xuống hạ lưu, thiếu nước, xâm nhập mặn

-Đảm bảo dòng chảy sinh thái

-Khẩn trương xây dựng kỹ thuật vận hành các hồ chứa nước, hồ thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai, trong đó cần tính đến nhu cầu sử dụng nước ở hạ lưu trong mùa kiệt.

2

Tăng nguy cơ gia tăng ô nhiễm nước

Do các hoạt động của nhà máy và các hoạt động khác trên hồ không được kiểm soát

Phú dưỡng hóa, tảo độc

Đánh giá, quan trắc chất lượng nước tại các hồ chứa

3

Thay đổi năng suất sinh học sơ cấp của các hệ sinh thái

Ảnh hưởng khu vực ven sông, đất ngập nước, hệ sinh thái nước lợ cửa sông

Cần thảo luận thêm

4

Cá di cư?

Tôm càng xanh, cá chình mun ... (đã bị hồ Trị An ngăn). Quan tâm đến 5 cá loài quí hiếm bản địa

Nghiên cứu về sự hiện diện và di chuyển của các loài di cư

5

Thay đổi hình thái lòng, bờ sông (xói lở bờ) và bờ biển

Tăng đổi lưu lượng và cường độ dòng chảy

Nghiên cứu về dòng chảy, nhất là đoạn trung lưu sông Đồng Nai

6

Giảm phù sa vùng hạ lưu

Đập giữ lại chất trầm tích, phù sa

Nghiên cứu về sự bồi lắng, trầm tích

7

Vỡ đập? Đánh giá an toàn đập

 

Cần thảo luận thêm

8

Giảm nguồn hấp thụ C do mất rừng; khí gây hiệu ứng nhà kính từ lòng hồ

Mất rừng và tăng phát thải khí CO2 và Mêtan.

Cần thảo luận thêm

9

Vấn đề hiệu quả phát điện

Thời gian phát điện tỉ lệ nghịch với số nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai

Đánh giá lại quy hoạch thủy điện LVS Đồng Nai

10

Các vấn đề pháp lý

Luật tài nguyên nước (19980, Luật bảo vệ và phát triển rừng (2004), Luật ĐDSH (2008), nghị quyết QH số 49/2010/QH12 (2010) và các cam kết quốc tế như luật tài nguyên nước, công ước Ramsar, khu dự trữ sinh quyển của Unesco (2001)

Cần xem xét cẩn thận các luật liên quan và các cam kết quốc tế

 

 

2. Xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ảnh hưởng như thế nào đến Đa dạng sinh học và cộng đồng dân cư vùng đệm VQG Cát Tiên?

 

Stt

Các tác động tiềm tàng

Mô tả

Giải pháp/Đề xuất

1

Các loài thực vật quí hiếm tại khu vực lòng hồ dự kiến?

Cẩm Lai, Trắc, Gõ mật, Xoay, Dầu rái, Sao đen, Kiền kiền, Hùng Lan Việt, Xoài Đồng Nai, Lọ nồi Sài gòn, Sến Nam vàTrà Cát Lộc(Camellia sp- có khả nghi là loài mới cho khoa học).

Khảo sát đánh giá đầy đủ hơn tác động đối với các loài động thực vật quí hiếm để cho kiến nghị thích đáng

2

Các loài động vật quí hiếm tại khu vực lòng hồ dự kiến?

6 loài thú: Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Sóc đen lớn, Chà  vá chân đen, Vượn đen má vàng và Cu li nhỏ, 3 loài sau rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường

5 loài chim quý hiếm, trong đó có gà So cổ hung (làm tổ trên đất)

Nt

3

Hệ sinh thái quan trọng tại khu vực lòng hồ? Kiểu rừng tiêu biểu của VQG

4 kiểu rừng tiêu biểu: Rừng kín thường xanh cây lá rộng, rừng nửa rụng lá, rừng hỗn giao cây gỗ-lồ ô và rừng lồ ô thuần loại

Đánh giá đầy đủ tác động đến các kiểu rừng này trên quan điểm ĐDSH

4

Tác động đến môi trường sống của các loài quí hiếm khác trong VQG Cát Tiên?Tê giác

Mất sinh cảnh, ảnh hưởng đến tập tính, nguồn thức ăn và vùng sống của các loài thú trong khu vực; những bãi muối khoáng trong tự nhiên, vốn là nguồn cung cấp muối khoáng vô cùng quan trọng cho các loài thú, nhất là Tê Giác

Nghiên cứu cập nhật về hiện trạng loài tê giác để có kết luận chính xác.

Nghiên cứu sâu hơn về các tác động này.

5

Thay đổi quang kỳ khu vực ven hồ chứa nước

Do sự phản xạ ánh sáng từ hồ, xáo trộn sự sinh trưởng và sinh sản các loài động thực vật xung quanh hồ

Cần thảo luận thêm

6

Tác động đến Bàu Sấu? Tiêu chí bảo vệ theo công ước RAMSAR

Thay đổi thủy chế Bàu Sấu (và các khu ĐNN khác);

Giảm chất dinh dưỡng, trầm tích cung cấp từ sông Đồng Nai

Cần thảo luận thêm

7

Nguy cơ tác động đến VQG do sự xâm nhập rừng qua đường hồ thủy điện, kể cả công nhân thi công

Xâm nhập VQG dễ dàng hơn bằng đường bộ và thủy

Cần thảo luận thêm

8

Tiếng ồn khi thi công (nổ mìn, xe tải..)

Ảnh hưởng sự sinh sản, xáo trộn đời sống các loài động vật hoang dã

Cần thảo luận thêm

9

Chất thải khi xây dựng công trình

Ảnh hưởng chất lượng nước

Cần thảo luận thêm

10

Tuân thủ các tiêu chí của Khu dự trữ sinh quyển của UNESCO,Khu di sản thiên nhiên thế giới

 

Cần thảo luận thêm

11

Nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai?

 

Cần thảo luận thêm

 

Stt

Các tác động tiềm tàng

Mô tả tác động

Giải pháp/Đề xuất

12

Ảnh hưởng nghề cá của người dân

Hơn 20 ngư dân chuyên nghiệp và hàng chục hộ làm rẫy ven sông

Cần thảo luận thêm

13

Ảnh hưởng trồng trọt, canh tác

Khoảng 30 hộ đồng bào dân tộc M’Nông và hàng trăm hộ người S’Tiêng và Kinh ở hạ lưu thủy điện Đồng Nai 6A

Khô kiệt mùa hạn, lũ lụt mùa mưa ở ngay sau vị trí đập và dọc sông Đồng Nai đến hồ Trị An

Cần thảo luận thêm

14

Tác động đến đời sống cộng đồng xã Đồng Nai Thượng

Gia tăng áp lực, văn hóa mai một

Cần thảo luận thêm

15

Sức khỏe cộng đồng xung quanh

Sốt rét, bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội

Có chương trình phòng chống

16

Tác động văn hóa bản địa:

Nhiều người ngoài đến khu vực, có thể là mai một nhiều nét văn hóa truyền thống

Cần thảo luận thêm

17

Nhóm người dễ bị tổn thương

Cộng đồng bản địa thiểu số xã Đồng Nai (M’Nông) và Đồng Nai thượng (Châu Mạ)

Cần thảo luận thêm

18

Lũ tại huyện Cát Tiên và Dak Lua?

Hàng ngàn hộ gia đình có nguy cơ mất nhà cửa, tài sản và có thể tính mạng khi các thủy điện đồng loạt xả lũ.

Cần thảo luận thêm

19

Vận chuyển nông sản khó khăn

Ảnh hưởng việc vận chuyển nông sản từ rẫy về xuôi

Vận chuyển bằng đường bộ rất khó khăn

Cần thảo luận thêm

 

 Bà Nguỵ Thị Khanh đại diện Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) phát biểu trong hội nghị

 

TS. Vũ Ngọc Long trình bày về dòng lịch sử của cộng đồng bản địa trong vùng dự án 6 và 6A

 

 

Đại diện Công ty cổ phần tập đòan  Đức Long Gia Lai trình bày về ''Tóm tắt báo cáo đầu tư hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A''

 

 

TS. Đào Trọng Tứ (VRN) trình bày về ''Phát triển thủy điện Đồng Nai và những thách thức đối với môi trường lưu vực và quản lý vùng đầu nguồn Sông Đồng Nai.''

 

TS. Lê Anh Tuấn - ĐH Cần Thơ trình bày về  ''Những vấn đề môi trường của dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A.''

Đại diện của WWF Viet Nam trình bày về  ''Đánh giá nhanh về vấn đề môi trường của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A''

 

GS Đặng Huy Huỳnh phát biểu tại hội nghị

 

 

TS. Nguyễn Mạnh Đôn – Trưởng ban KHCN và Môi trường, VUSTA chủ trì phần thảo luận

Ông Trần Văn Thành - Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên trình bày về ''Đánh giá vai trò quan trọng của VQG Cát Tiên trong lưu vực sông Đồng Nai.''

 

Kết luận chung

 

Các vấn đề về quản lý môi trường và tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai:

 

Một thông điệp chính xuyên suốt trong phần lớn các bài trình bày và thảo luận của hội thảo là tài nguyên nước và rừng đầu nguồn được nhìn nhân là tài sản chung của quốc gia và cần được quy hoạch, quản lý có hiệu quả vì sự phát triển bền vững.. Sự phát triển ồ ạt các công trình thủy điện ở Việt Nam nói chung và lưu vực sông Đồng Nai nói riêng trong những năm qua đã và đang đặt  tài nguyên nước nói riêng và đa dạng sinh học của các vùng đầu nguồn sông Đồng Nai trong tình trạng báo động về cạn kiệt và suy thoái khó hồi phục. Đặc biệt, tác động cộng hưởng (tích lũy) của các bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai là vô cùng nghiêm trọng, nhưng hiện chưa có nghiên cứu tổng hợp, đánh giá về những tác động này.

Các tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên của việc xây dựng các đập thuỷ điện cũng được đề cập rất cụ thể. Việc xây dựng đập thủy điện thường đi kèm với việc mất một diện tích rất lớn rừng và đất nông nghiệp. Việc vận hành các đập thuỷ điện đã làm thay đổi dòng chảy, nhiệt độ nước qua hệ thống máy phát gây ảnh hưởng cho một số loài và làm suy giảm ĐDSH.

Các bài trình bày thể hiện sự quan ngại về các hậu quả do thủy điện gây ra, nhất là việc mất rừng và ĐDSH (đặc biệt là các khu rừng đặc dụng có giá trị ĐDSH cao như Cát Tiên) tại khu vực xây đập và lũ lụt và sạt lở bờ ở hạ nguồn. Tình trạng thiếu nước trên lưu vực sông Đồng Nai đã trở nên nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu và quản lý lưu vực chưa bền vững. Việc tích nước của các dự án thủy điện khiến tình trạng xâm nhập mặn phía hạ lưu càng trở nên trầm trọng, đe dọa đến an ninh lương thực, an sinh xã hội trên lưu vực sông Đồng Nai.

Liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Đồng Nai, hội thảo xác nhận rằng nhiệm vụ quản lý của các cơ quan và địa phương còn nhiều bất cập, chồng chéo và chưa rõ ràng giữa các cơ quan quản lý các cấp có liên quan.

Như vậy, cần có một “nhạc trưởng”, điều phối công tác quản lý tài nguyên nước cho toàn lưu vực sông Đồng Nai. Cần khẩn trương xây dựng quy chế vận hành liên hồ của các hồ chứa nước, hồ thủy điện trên LVS Đồng Nai, trong đó cần tính đến nhu cầu sử dụng nước ở hạ lưu trong mùa kiệt. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi  trường khẩn trương đánh giá môi trường chiến  lược đối với việc quy hoạch phát triển thủy điện trên toàn lưu vực sông Đồng Nai nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên nước trong lưu vực,khai thác hợp  lý nguồn thủy năng  vừa bảo vệ tốt môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu  trên  lưu vực sông Đồng Nai.

 

Các vấn đề về môi trường và ĐDSH của VQG Cát Tiên

 

Mặc dù hiện tại sinh cảnh tự nhiên xung quanh khu vực hai dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6-A đã chịu nhiều sự tác động, nhưng trong khu vực này vẫn tồn tại một số loài động thực vật quý hiếm có vai trò quan trọng trong bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học. Như vậy, cần có sự đánh giá đầy đủ tác động đến ĐDSH  trên quan điểm sinh thái.

Liên quan đến sự tác động đến các loài động vật hoang dã không nằm trong khu vực lòng hồ, nhiều ý kiến tại hội thảo quan tâm đến  sự thay đổi mất sinh cảnh, ảnh hưởng đến tập tính, nguồn thức ăn và vùng sống của các loài thú trong khu vực. Ví dụ những bãi muối khoáng trong tự nhiên, vốn là nguồn cung cấp muối khoáng vô cùng quan trọng cho các loài thú. Đặc biệt, sự ảnh hưởng đến sự thay đổi thủy chế của Bàu Sấu, (cũng như các khu đất ngập nước khác như Bàu Chim... về tác động giảm chất dinh dưỡng, trầm tích cung cấp từ sông Đồng Nai cũng được nhấn mạnh. Trong khi đó, Báo cáo ĐTM của thủy điện 6 & 6A đã bỏ qua hay không đầy đủ các chi tiết đánh giá cần thiết này.

Ví dụ; Báo cáo ĐTM chưa đánh giá đúng sự tác động đến các loài động thực vật quí hiếm và các hệ sinh thái tại lòng hồ. Đã xác định chắc chắn sự hiện diện của nhiều loài thú quý hiếm như Chà vá chân đen, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Cu li nhỏ, Bò rừng, Gấu... loài Gà so cổ hung, Gà lôi hông tía và Gà tiền mặt đỏ thường hay kiếm ăn và sinh sống dưới mặt đất xung quanh vị trí hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng nai 6A. Bên cạnh đó, đã xác định có 11 loài thực vật quí hiếm và 1 loài có khả năng mới cho khoa học tại khu vực lòng hồ thủy điện 6 & 6A.

Tổ chức cộng tác
  • Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng
  • Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Giới thiệu theo yêu cầu
  • Tổ chức vì môi trường thế giới
  • Bảo vệ động vật hoang dã
  • Hành động vì môi trường