Trong chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học tài trợ bởi tổ chức GTZ và Dự án Quản lý bền vững Hệ sinh thái rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu, CBD (Trung tâm Phát triển Đa dạng Sinh học) phối hợp với Sân chim Bạc Liêu đã tiến hành khảo sát đa dạng sinh học đợt I (từ ngày 11/9 đến 20/9/2009). Kết quả nghiên cứu về chim đã bổ sung thêm 9 loài vào danh lục năm 2003, nâng tổng số lên 86 loài.
Đoàn nghiên cứu cũng ghi nhận thêm 2 loài quý hiếm (nằm trong sách đỏ IUCN và Sách đỏ Việt Nam) là Cốc Đế(Phalacrocorax carbo) và Bồ nông Chân xám (Pelecanus philippensis). Việc đếm số lượng cá thể tương đối của một loài quan trọng tại sân chim như Cồng cộc, Cò, Điêng điểng, Diệc cũng được thực hiện trong đợt này
Ba đợt khảo sát nữa dự kiến sẽ được thực hiện từ nay cho đến tháng 9/2010 nhằm đánh giá đa dạng thành phần chim, biến động về số lượng của một số loài chim theo mùa từ đó đề xuất một số loài chỉ thị phục vụ cho quan trắc đa dạng sinh học lâu dài tại Sân Chim.
Dưới đây là một số hình ảnh của đợt khảo sát.
Common – Kingfisher (Alcedo atthis)
Blue-tailed Bee-eater - Trảu Ngực Nâu (Merops philippinus)
Grey Heron – Diệc Xám (Ardea cinerea)
Darter – Điêng Điểng (Anhinga melanogaster)
Black crowned Nigh Heron – Vạc (Nycticorax nycticorax)
Racket-tailed Treepie – Chim khách (Crypsirina temia)
Yellow-vented Bulbul – Bông lau Mày trắng (pycnonotus goiavier
Plain Prinia – Chiền chiện bụng hung (Prinia inornata)
Forest Wagtail – Chìa vôi rừng (Dendronanthus indicus)
Tổ Điêng Điểng (Darter Nest)
Diệc lửa (Ardea purpurea)
Spot-billed Pelican – Bồ nông Chân xám(Pelecanus philippensis)
Trứng vạc