Cuộc thi và Triển lãm ảnh chủ đề “Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu”.
Với chủ đề “ Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu”, cuộc triển lãm ảnh đã thu hút khoảng 250 bức ảnh (bao gồm cả ảnh dự thi và ảnh triển lãm) đến từ 14 Khu bảo tồn/Vườn quốc gia. Tác giả của các bức ảnh là cán bộ, nhân viên của các Khu bảo tồn, Vườn quốc gia tham gia diễn đàn. Khu trưng bày đã nhận được sự quan tâm của đông đảo khách tham quan cũng như đại biểu tham dự diễn đàn.
Hình 1: Khu trưng bày ảnh triển lãm về chủ đề ĐDSH
Hình 2: Khu trưng bày ảnh dự thi.
Hình 3: Khu trưng bày ảnh triển lãm về mối quan hệ con người và ĐDSH
Kết quả cuộc thi như sau:
GIẢI NHẤT: Thuộc về Tác phẩm “TỎ TÌNH”, của tác giả Nguyễn Văn Hùng, VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đàn Giang Sen (Tên khoa học: Mycteria leucocephala) vui đùa trên ngọc cây Tràm tại VQG Tràm Chim
GIẢI NHÌ: Thuộc về Tác phẩm “VOI RỪNG”
Tác giả của bức ảnh này đang được xác minh lại. Sẽ được công bố sau.
GIẢI BA: Thuộc về Tác phẩm “CỬA BIỂN NHÀ MÁT – BẠC LIÊU DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” của tác giả Phan Thanh Cường, Khu bảo tồn thiên nhiên Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
GIẢI KHUYẾN KÍCH
Tác phẩm “Ngóng chờ (Hút mật)”
Tác giả: Tăng A Pẩu
Đơn vị : Vườn quốc gia Cát Tiên
Diễn tập phòng cháy rừng.
Tác giả: Phan Thanh Cường
Đơn vị : Khu bảo tồn thiên nhiên Bạc Liêu (Vườn chim Bạc Liêu)
Tác phẩm “Một góc U Minh”
Tác giả: VQG U Minh Thượng
Đơn vị: VQG U Minh Thượng
Tác phẩm “Hồng Hoàng”
Đơn vị: Khu BTTN và DT Vĩnh Cửu
Tác giả: Khu BTTN và DT Vĩnh Cửu
Vượn đen má vàng
Tác giả: Kiều Đình Tháp
Đơn vị: VQG Bù Gia Mập
Cuộc thi “Mô hình biến đổi khí hậu”
Mục tiêu của cuộc thi là tạo sân chơi cho các bạn sinh viên tham gia diễn đàn, cũng như thu hút sự quan tâm và nâng cao nhận thức của tầng lớp sinh viên đối với Biến đổi khí hậu. Có 7 đội tham gia cuộc thi “Mô hình biến đổi khí hậu” đến từ 2 trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Tôn Đức Thắng với 7 mô hình được đặt tên như sau:
“Hậu quả tuyết tan”, “Hành trình con người và trái đất”, “Nhân quả”, “Nước”, “Việt Nam 2100”, “Niên đại tuyết tan” và “Hậu quả của biến đổi khí hậu”. Chất liệu được sử dụng cho mô hình của các em: phế liệu hay những vật liệu tái chế.
Nhìn chung, thông điệp chính mà các em gửi gắm trong các mô hình là: Viễn cảnh của môi trường Trái đất trước những ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu phụ thuộc nhiều vào hành động của con người ngay từ bây giờ. Điều này phù hợp với khẩu hiệu của diễn đàn: Biến đổi khí hậu- Một thực tế! Hãy hành động.
Ban Giám khảo cuộc thi là đại diện các tổ chức bảo tồn và các khách mời của diễn đàn:
1. Anh Hoàng Việt, WWF Việt Nam, chủ khảo
2. Anh Trần Phong, giám đốc Trung tâm đào tạo và truyền thong, Tổng cục môi trường
3. TS. Lê Vân Huệ, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Môi trường – ĐHQG Hà Nội và cũng là khách mời của tổ chức Tropenbos International Việt Nam tham dự diễn đàn
4. Chị Nguyễn Thị Huyền, Tổ chức Wildlife At Risk (WAR)
Hình 1: Ban giám khảo đang nghe các đội thuyết trình thông điệp từ các mô hình “Biến đổi khí hậu”.
Kết quả cuộc thi:
Giải nhất: "Hành trình con người và trái đất" của đội Lovelife MLc - Ðại học KHTN
Mô hình “Hành trình con người và trái đất” mô tả bức tranh về Trái Đất và con người qua 3 thời kỳ: từ quá khứ tới hiện tại và tương lai.
Mỗi thời kỳ được nối với nhau bằng nhũng cây cầu thời gian. Ở quá khứ, con người sống hòa quyện với thiên nhiên, muôn thú, rừng xanh và những dòng sông xanh biếc. Mảng hiện tại thể hiện sự đô thị hóa tràn lan, tắc ngẽn giao thông, điện lưới chằng chịt , nước thải rác thải từ các công ty các khu dân cư, đều đổ ra kênh ngòi....Mảng tương lai được chia thành 2 hướng: một tương lai tốt đẹp đối với con người nếu như con người hành động quyết liệt để bảo vệ môi trường: thành phố xanh, sạch đẹp, những hàng cây xanh mướt. Bên cạnh đó, nếu con người vẫn vô ý thức với môi trường cũng như trái đất như hiện nay, một màu đen bao phủ viền ngoài thể hiện sự ô nhiễm trầm trọng, con người phải sống trong nhà kính, rồi nước biển dâng cao, sa mạc hoá,… Chất liệu mô hình mà các em đã sử dụng: mút, ống hút, bìa carton,... những vật dụng đã qua sử dụng, với sự khéo léo và sáng tạo đã tạo nên mô hình thật sinh động.
TS. Vũ Ngọc Long trao giải 1 cho mô hình "Hành trình con người và trái đất" của đội Lovelife MLc - Ðại học KHTN
Giải nhì: "Nhân quả" của đội Mộc MLc - Ðại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
Mô hình nhân quả - Mộc MLc, ĐH Khoa học tự nhiên
Dựa trên ý tưởng diễn quy trình tác động của con người lên tự nhiên và nhận lại các tác động phản hồi. Đây là loại mô hình địa hình động. Dùng chính sự hoạt động của mô hình để nói lên sự biến đổi khí hậu trong thực tế. Điểm nhấn chính của mô hình là sự tác động của con người lên nguồn nước, không khí trong phạm vi nhỏ dẫn đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu trên phạm vi lớn (băng tan, nước ngập, nhà cửa). Mô hình cường điệu hóa những hoạt động của con người bằng hình ảnh trực quan kích thích sự suy nghĩ của người lớn và đánh vào trí tưởng tượng trong phạm vi hạn chế kiến thức của trẻ em. Ngoài ra mô hình còn sử dụng các hình ảnh đời sống, những sự kiện biến đổi khí hậu mới diễn ra trong nước, tại địa phương (rét đậm, rét hại, nắng nóng kéo dài, bão và ngập lụt,...) để người xem dễ liên tưởng.
TS. Vũ Ngọc Long, Giám đốc Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển, trao giải 2 cho mô hình "Nhân quả" của đội Mộc MLc - Ðại học Khoa học Tự nhiên TP HCM
Giải ba: Niên đại tuyết tan của đội tham gia: Nhóm AMI – Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Lấy ý tưởng từ những tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây nên đối với con người và sinh vật, mô hình “Niên đại tuyết tan” của nhóm AMI (Anti – Melted Ice) đến từ trường đại học Tôn Đức Thắng đưa ra một viễn cảnh của nước ta vào năm 2050 khi mà mực nước biển dâng cao đã nhấn chìm vùng duyên hải miền Trung xinh đẹp , làm mất đi những cảnh quanh sinh vật phong phú và từ đó gây nên sự biến động về xã hội cũng như chính trị, văn hóa.
Mô hình được tạo nên từ những sản phẩm tái chế như giấy báo cũ, những áo mưa nylon và thùng carton đã qua sử dụng…Bằng sự khéo léo và sáng tạo, đặc biệt là việc dùng agar pha với màu nước để tạo nên sự sinh động cho vùng biển và để dễ dàng trong việc di chuyển cũng như trưng bày. Hơn nữa, việc này cố định mực nước đúng với kịch bản mực nước dâng mà các nhà khoa học đã dự báo.
Các mô hình khác:
Mô hình: ‘‘Nước của đội’’ GAEC trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
Mô hình ‘‘Việt Nam năm 2100’’ của đội GAEC trường Đại học Khoa học Tự Nhiên.
Mô hình ‘‘Hậu quả của biến đổi khí hậu’’.
Hình lưu niệm của các đội sinh viên đoạt giải cuộc thi mô hình “Biến đổi khí hậu” với ban tổ chức
Khu triển lãm gian hàng truyền thông
Hơn 40 Poster được thiết kế và trưng bày thông tin về đa dạng sinh học, về các Khu rừng đặc dụng.
Lối vào khu trưng bày và diễn đàn.
Toàn cảnh khu trưng bày
Khu trưng bày những nét độc đáo của VQG Tràm Chim.
Khu vẽ tranh“ Bé vẽ hành tinh xanh”
30 bức tranh được các bé vẽ về thiên nhiên, con người và cảm nhận của các bé về môi trường xung quanh.
Khu vẽ tranh ‘‘Bé vẽ hành tinh xanh’’.
Mẹ đang giúp các bé “vẽ hành tinh xanh’’
Tranh vẽ trong bộ sưu tập ‘‘Bé vẽ hành tinh xanh’’.
Tranh vẽ trong bộ sưu tập ‘‘Bé vẽ hành tinh xanh’’.
Tranh vẽ trong bộ sưu tập ‘‘Bé vẽ hành tinh xanh’’.