• Thứ ba, Tháng hai 1, 2022

1. Trụ sở

- Tên cơ quan: Viện Sinh thái học Miền Nam

- Tên tiếng Anh: Southern Institute of Ecology

- Thủ trưởng đơn vị: TS. Lưu Hồng Trường

- Địa chỉ: 1D Thạnh Lộc 29, Khu phố 1, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: 028 2250 8464                   - Fax: 028 22508463

- Website:  https://sie.vast.vn/                 - E.mail: vanthu.sie@vast.gov.vn

2. Quá trình hình thành

Viện Sinh thái học Miền Nam, tên giao dịch quốc tế là Southern Institute of Ecology (viết tắt là SIE) trực thuộc Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 1030/QĐ-KHCNVN ngày 6/8/2012.

Viện có chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh thái học, khoa học môi trường và các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật.

3.  Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chủ yếu của Viện Sinh thái học Miền Nam đã được quy định theo Quyết định ban hành quy chế và tổ chức hoạt động số 309/QĐ-VKHVLƯD ngày 29/12/2021 của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ A-1044 ngày 27/01/2022 bởi Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, SIE có nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Điều tra, nghiên cứu về cấu trúc và chức năng các hệ sinh thái, sinh thái học cá thể, sinh thái học quần thể và sinh thái nhân văn;

b) Nghiên cứu, điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu và giám sát biến động các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; định loại, giám định tài nguyên sinh vật; nghiên cứu và triển khai các biện pháp quản lý, sử dụng, bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên;

c) Sưu tầm, xây dựng, quản lý, trưng bày và khai thác các bộ sưu tập mẫu sinh vật và vật liệu thân thiện với môi trường phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục;

d) Nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, đề xuất phương hướng giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động môi trường; nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và triển khai ứng dụng các biện pháp xử lý môi trường, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản phẩm từ thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững và bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu;

e) Xây dựng và thực hiện các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và phát triển bền vững;

f) Dịch vụ khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực sinh thái, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đánh giá tác môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan (bao gồm tham gia tư vấn, phản biện, thẩm định và xây dựng các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án và các chương trình khoa học và công nghệ liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu của Viện);

g) Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực môi trường, sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan;

h) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường, sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và các vực khác có liên quan;

i) Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ, triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.

4.  Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực

4.1 Ban Lãnh đạo Viện:

- Viện trưởng: TS. NCVC. Lưu Hồng Trường

- Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Lê Bửu Thạch

- Phó viện trưởng: ThS. Trần Văn Bằng

4.2 Đội ngũ cán bộ, CNVC

 
5. Sơ đồ tổ chức

5.1 Bộ phận Hành chính

Bộ phận Hành chính có chức năng giúp Lãnh đạo Viện quản lý chung mọi hoạt động của Viện bao gồm quản lý hành chính, nhân lực, tài chính, tài sản…

Danh sách cán bộ và nhân viên:

STT

Họ tên

Học vị

Chức vụ/vị trí công tác

1

Lê Thị Thu Hà

Thạc sĩ

Trưởng bộ phận

2

Phan Gia Linh

CN

Phụ trách kế toán

3

Mai Thị Ánh Nguyệt

Thủ quỹ

4

Phạm Hồng Mỹ Kim

CN

Chuyên viên/ văn thư

5

Nguyễn Quý Biên

 

Lái xe

 

5.2 Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Thực vật

Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  • Điều tra, định loại, nghiên cứu hệ thống học và địa lý thực vật, chủng loại phát sinh thực vật và nấm, thu thập các dữ liệu khoa học và biên soạn tài liệu liên quan.
  • Thu thập, trao đổi mẫu vật trong và ngoài nước, xây dựng phát triển Bộ tiêu bản.
  • Điều tra, phát hiện những loài thực vật có giá trị, đề xuất các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên thực vật và nấm.

Danh sách cán bộ và nhân viên:

STT

Họ tên

Học vị

Chức vụ/chuyên môn

1

Nguyễn Trần Quốc Trung

ThS

Giám đốc trung tâm

2

Lưu Hồng Trường

TS

Khoa học lâm nghiệp

3

Nguyễn Lê Xuân Bách

TS

Phân loại học thực vật

4

Nguyễn Quốc Đạt 

ThS

Phân loại học thực vật

5

Đặng Minh Trí

ThS

 Phân loại học thực vật

6

Nguyễn Hiếu Cường

KS

Phân loại học thực vật

7

Nguyễn Thành Lực

CN

Phân loại học thực vật

8

Nguyễn Thị Luân

KTV

Xử lý tiêu bản

 
5.3 Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Động vật

Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  • Điều tra tài nguyên động vật, định loại, nghiên cứu hệ thống học, sinh học và sinh thái động vật, thu thập các dữ liệu khoa học và biên soạn tài liệu liên quan.
  • Thu thập, trao đổi mẫu vật trong và ngoài nước và xây dựng, phát triển các bộ sưu tập động vật.
  • Điều tra, phát hiện những loài có giá trị, đề xuất các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên động vật.

Danh sách cán bộ và nhân viên:

STT

Họ tên

Học vị

Chức vụ/vị trí công tác

1

Huỳnh Quang Thiện

TS

Giám đốc trung tâm/Ngư loại học

2

Trần Văn Bằng

ThS

Nghiên cứu viên/Linh trưởng học

3

Đặng Việt Đài

TS

Côn trùng học

4

Nguyễn Thành Trung

ThS

Động vật thủy sinh

5

Lê Duy

ThS

Điểu học

6

Hoàng Anh Tuấn

ThS (NCS)

Động vật học

7

Lê Tấn Quy

CN

Động vật học

 
5.4 Trung tâm Sinh thái và Môi trường

Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  • Nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái học cảnh quan, sinh thái học thực nghiệm, sinh thái học trong quản lý tài nguyên và du lịch sinh thái.
  • Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở cấp cảnh quan.
  • Nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông, những hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu vùng nội địa và dải rừng ngập mặn ven biển.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ cảnh quan và các hệ sinh thái, bản đồ tài nguyên.

Danh sách cán bộ và nhân viên:

STT

Họ tên

Học vị

Chức vụ/vị trí công tác

1

Lê Bửu Thạch

TS

Giám đốc Trung tâm/Sinh lý sinh thái

2

Diệp Đình Phong

TS

Sinh thái môi trường

3

Lê Thị Thu Hà

ThS

Kinh tế, quản lý tổng hợp TNTN

4

Nguyễn Thế Văn

CN

Sinh thái học

5

Nguyễn Đình Phúc

ThS

Sinh thái học

6

Nguyễn Ngọc Ánh

ThS

Sinh thái học

 

5.5 Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển (CBD)

Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển đóng vai trò là một đơn vị triển khai thực hiện các đề tài, dự án với sự phối hợp của các phòng nghiên cứu trực thuộc Viện Sinh thái học Miền Nam đồng thời có hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước khác.

Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển có nhiệm vụ:

  • Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng, thẩm định và triển khai các đề tài, dự án quản lý tổng hợp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên;
  • Tăng cường giáo dục bảo tồn, thúc đẩy hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững;
  • Xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn và sử dụng hợp lý về tài nguyên thiên nhiên và kiến thức bản địa với sự tham gia của cộng đồng.

Danh sách cán bộ và nhân viên Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển:

STT

Họ tên

Học vị

Chức vụ/vị trí công tác

1

Lưu Hồng Trường

TS

Giám đốc Trung tâm

2

Vũ Ngọc Long

TS

NCVC/Sinh thái nhân văn

3

Trịnh Thị Mỹ Dung

CN

Điều phối Chương trình Lâm sản ngoài gỗ

4

Trương Thị Bích Quân

CN

Điều phối viên - Chương trình Lâm sản ngoài gỗ

5

Lại Thị Hoa

CN

Kế toán

 

6. Phương hướng nghiên cứu và phát triển

​6.1 Phương hướng nghiên cứu

Trong những năm tới, Viện Sinh thái học miền Nam sẽ tập trung vào:

- Nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên, điều tra, đánh giá đa dạng sinh học các vùng sinh thái đặc trưng phía Nam Việt Nam, cụ thể là khu vực Tây nguyên, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ và tiến hành điều tra, nghiên cứu các loài, nhóm loài quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các loài động thực vật nhạy cảm với biến đổi khí hậu (BĐKH), môi trường và các loài ngoại lại;

- Nghiên cứu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đặc biệt ở các khu rừng đặc dụng và các khu dự trữ sinh quyển, đất ngập nước;

- Thiết lập các nghiên cứu về chức năng và biến động của hệ sinh thái, tài nguyên đa dạng sinh học nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững;

- Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người đến sự biến đổi của hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, dự báo và đề xuất các biện pháp phục hồi và thích ứng trong các kịch bản khác nhau;  

- Nghiên cứu phát triển các mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và các mô hình quản lý, sử dụng tài nguyên bền vững, trong đó chú trọng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và sử dụng kiến thức bản địa;

- Nghiên cứu phát triển, bổ sung, hoàn thiện các bộ sưu tập mẫu vật, nghiên cứu triển khai các tiến bộ về phân loại học, hình thành cơ sở dữ liệu tin cậy về đa dạng sinh học, có thể quan trắc lâu dài;

- Tăng cường đào tạo, hợp tác trong nước và quốc tế nhằm có nguồn nhân lực chất lượng cao về sinh thái, tài nguyên và môi trường;

- Tiến hành các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, biến đối khí hậu và phát triển bền vững.

6.2 Định hướng phát triển

Trong giai đoạn tới, định hướng phát triển của Viện Sinh thái học Miền Nam là thực hiện tốt chức năng nghiên cứu cơ bản, phát triển và ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh thái học, khoa học môi trường, tài nguyên sinh vật và các lĩnh vực khoa học về sự sống liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Viện Sinh thái học Miền Nam sẽ phát triển thành một đơn vị nghiên cứu khoa học mạnh, dẫn đầu về nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng về sinh thái, đa dạng sinh học và môi trường tại khu vực phía Nam, hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững./.

Tổ chức cộng tác
  • Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam
  • Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng
  • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Giới thiệu theo yêu cầu
  • Tổ chức vì môi trường thế giới
  • Hành động vì môi trường
  • Bảo vệ động vật hoang dã