1. Giới thiệu
Viện Sinh thái học Miền Nam, tên giao dịch quốc tế là Southern Institute of Ecology (viết tắt là SIE) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1030/QĐ-KHCNVN ngày 6/8/2012.
Viện có chức năng điều tra, nghiên cứu đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc trưng khu vực phía Nam; đào tạo cán bộ về sinh thái, tài nguyên sinh vật và những lĩnh vực khác có liên quan.
2. Chức năng và nhiệm vụ
Theo Quyết định số 1030/QĐ-KHCNVN, Viện Sinh thái học Miền Nam có chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Điều tra, nghiên cứu về cấu trúc và chức năng các hệ sinh thái, sinh thái học cá thể, sinh thái học quần thể và sinh thái nhân văn;
2. Nghiên cứu khu hệ động vật, thực vật và nấm ở các tỉnh phía Nam; phát hiện, đánh giá, kiến nghị các biện pháp phục hồi, phát triển các loài thực vật, động vật, nấm có nguy cơ bị đe dọa, bảo vệ nguồn gen;
3. Nghiên cứu những tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, đề xuất phương hướng giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu;
4. Nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật của các hệ sinh thái trên cạn, thủy vực, đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật;
5. Nghiên cứu, phát hiện các hệ sinh thái nhạy cảm, dự báo diễn thế sinh thái, đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý, cải tạo, phục hồi các hệ sinh thái;
6. Giáo dục và nâng cáo nhận thức về đa dạng sinh học và phát triển bền vững;
7. Dịch vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật;
8. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu chuyên ngành sinh thái và tài nguyên sinh vật.
3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
3.1 Ban Lãnh đạo Viện:
Viện trưởng: TS. Lưu Hồng Trường (Phụ trách chung)
Phó Viện trưởng: TS. Lê Bửu Thạch (Phụ trách các hoạt động nghiên cứu khoa học)
3.2 Đội ngũ cán bộ, CNVC
STT |
Trình độ |
Số lượng |
1 |
Tiến sĩ |
05 |
2 |
Thạc sĩ |
10 (5 Nghiên cứu sinh) |
3 |
Đại học |
14 |
4 |
Khác |
02 |
Tổng số |
31 |
3.3 Danh sách Hội đồng Khoa học nhiệm kỳ 2016 - 2019
- TS. Vũ Ngọc Long - Chủ tịch Hội đồng
- TS Lê Bửu Thạch - Phó Chủ tịch Hội đồng
- TS Hoàng Minh Đức - Thư ký Hội đồng
- TS Lưu Hồng Trường - Ủy viên
- TS Diệp Đình Phong - Ủy Viên
- PGS. TS Hoàng Kim Anh - Ủy viên
- TS Nguyễn Phi Ngà - Ủy Viên
4. Sơ đồ tổ chức
4.1 Phòng Quản lý tổng hợp
Phòng Quản lý tổng hợp có chức năng giúp Lãnh đạo Viện quản lý chung mọi hoạt động của Viện bao gồm quản lý hành chính, nhân lực, tài chính, tài sản…
Danh sách cán bộ và nhân viên phòng QLTH
STT |
Họ tên |
Học vị |
Chức vụ/vị trí công tác |
1 |
Lê Thị Thu Hà |
Thạc sĩ |
Phụ trách phòng |
2 |
Lê Kim Oanh |
CN |
Phụ trách Kế toán |
3 |
Nguyễn Thanh Mai |
CN |
Thủ quỹ |
4 |
Phạm Hồng Mỹ Kim |
CN |
Chuyên viên/ văn thư |
5 |
Hoàng Thị Nhung |
CN |
Kế toán |
6 |
Nguyễn Quý Biên |
|
Lái xe |
4.2 Phòng Thực vật
Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Điều tra, định loại, nghiên cứu hệ thống học và địa lý thực vật, chủng loại phát sinh thực vật và nấm, thu thập các dữ liệu khoa học và biên soạn tài liệu liên quan.
- Thu thập, trao đổi mẫu vật trong và ngoài nước, xây dựng phát triển Bộ tiêu bản.
- Điều tra, phát hiện những loài thực vật có giá trị, đề xuất các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên thực vật và nấm.
Danh sách cán bộ và nhân viên phòng Thực vật
STT |
Họ tên |
Học vị |
Chức vụ/chuyên môn |
1 |
Lưu Hồng Trường |
Tiến sĩ |
Trưởng phòng/Sinh thái & Tài nguyên thực vật |
2 |
Nguyễn Lê Xuân Bách |
ThS/NCS |
Phó phòng/Phân loại học TV-CSDL |
3 |
Nguyễn Trần Quốc Trung |
ThS |
Phân loại học thực vật |
4 |
Nguyễn Phương Thảo |
ThS/NCS |
Phân loại học Nấm lớn |
5 |
Nguyễn Quốc Đạt |
ThS |
Phân loại học thực vật |
6 |
Trần Hữu Đăng |
ThS |
Phân loại học thực vật |
7 |
Đặng Minh Trí |
CN |
Phân loại học thực vật |
8 |
Nguyễn Hiếu Cường |
CN |
Phân loại học thực vật |
9 |
Nguyễn Thành Lực |
CN |
Phân loại học thực vật |
10 |
Nguyễn Thị Luân |
KTV |
Xử lý tiêu bản |
4.3 Phòng Động vật
Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Điều tra tài nguyên động vật, định loại, nghiên cứu hệ thống học, sinh học và sinh thái động vật, thu thập các dữ liệu khoa học và biên soạn tài liệu liên quan.
- Thu thập, trao đổi mẫu vật trong và ngoài nước và xây dựng, phát triển các bộ sưu tập động vật.
- Điều tra, phát hiện những loài có giá trị, đề xuất các biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên động vật.
Danh sách cán bộ và nhân viên phòng Thực vật
STT |
Họ tên |
Học vị |
Chức vụ/vị trí công tác |
1 |
Hoàng Minh Đức |
Tiến sĩ |
Trưởng phòng/Quản lý các hệ thống tự nhiên |
2 |
Trần Văn Bằng |
ThS |
Phó phòng/Linh trưởng học |
3 |
Huỳnh Quang Thiện |
ThS/NCS |
Ngư loại học |
4 |
Đặng Việt Đài |
ThS/NCS |
Côn trùng học |
5 |
Nguyễn Ngọc Hùng |
ThS/NCS |
Sinh thái & tài nguyên lưỡng cư bò sát |
6 |
Nguyễn Thành Trung |
CN |
Thủy sinh động vật |
7 |
Tô Văn Quang |
CN |
Côn trùng học |
8 |
Lê Duy |
CN |
Điểu học |
4.4 Phòng Sinh thái cảnh quan
Thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu trong lĩnh vực sinh thái học cảnh quan, sinh thái học thực nghiệm, sinh thái học trong quản lý tài nguyên và du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở cấp cảnh quan.
- Nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông, những hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu vùng nội địa và dải rừng ngập mặn ven biển.
- Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ cảnh quan và các hệ sinh thái, bản đồ tài nguyên
Danh sách cán bộ và nhân viên phòng Sinh thái học Cảnh quan
STT |
Họ tên |
Học vị |
Chức vụ/vị trí công tác |
1 |
Lê Bửu Thạch |
Tiến sĩ |
Trưởng phòng/Sinh lý sinh thái |
2 |
Lê Thị Thu Hà |
ThS |
Phó phòng/Kinh tế, quản lý tổng hợp TNTN |
3 |
Diệp Đình Phong |
Tiến sĩ |
Công nghệ và quản lý môi trường |
4 |
Nguyễn Lưu Phương |
CN |
Lâm nghiệp |
5 |
Nguyễn Thế Văn |
CN |
Sinh thái thực vật |
6 |
Nguyễn Đình Phúc |
CN |
Sinh thái thực vật |
4.5 Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển (CBD)
Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển đóng vai trò là một đơn vị triển khai thực hiện các đề tài, dự án với sự phối hợp của các phòng nghiên cứu trực thuộc Viện Sinh thái học Miền Nam đồng thời có hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước khác.
Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển có nhiệm vụ:
- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng, thẩm định và triển khai các đề tài, dự án quản lý tổng hợp và sử dụng tài nguyên thiên nhiên;
- Tăng cường giáo dục bảo tồn, thúc đẩy hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững;
- Xây dựng và thực hiện các chương trình bảo tồn và sử dụng hợp lý về tài nguyên thiên nhiên và kiến thức bản địa với sự tham gia của cộng đồng.
Danh sách cán bộ và nhân viên Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển
STT |
Họ tên |
Học vị |
Chức vụ/vị trí công tác |
1 |
Diệp Đình Phong |
Tiến sĩ |
Giám đốc TT |
2 |
Lưu Hồng Trường |
Tiến sĩ |
Kiêm nhiệm |
3 |
Vũ Ngọc Long |
Tiến sĩ |
Sinh thái nhân văn |
4 |
Trịnh Thị Mỹ Dung |
CN |
Điều phối viên chương trình Lâm sản ngoài gỗ |
5 |
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh |
CN |
Sinh kế bền vững |
5. Phương hướng nghiên cứu và phát triển
5.1 Phương hướng nghiên cứu
Trong những năm tới, Viện Sinh thái học miền Nam sẽ tập trung vào:
- Nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên, điều tra, đánh giá đa dạng sinh học các vùng sinh thái đặc trưng phía Nam Việt Nam, cụ thể là khu vực Tây nguyên, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ và tiến hành điều tra, nghiên cứu các loài, nhóm loài quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các loài động thực vật nhạy cảm với biến đổi khí hậu (BĐKH), môi trường và các loài ngoại lại;
- Nghiên cứu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, đặc biệt ở các khu rừng đặc dụng và các khu dự trữ sinh quyển, đất ngập nước;
- Thiết lập các nghiên cứu về chức năng và biến động của hệ sinh thái, tài nguyên đa dạng sinh học nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững;
- Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người đến sự biến đổi của hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, dự báo và đề xuất các biện pháp phục hồi và thích ứng trong các kịch bản khác nhau;
- Nghiên cứu phát triển các mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu và các mô hình quản lý, sử dụng tài nguyên bền vững, trong đó chú trọng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và sử dụng kiến thức bản địa;
- Nghiên cứu phát triển, bổ sung, hoàn thiện các bộ sưu tập mẫu vật, nghiên cứu triển khai các tiến bộ về phân loại học, hình thành cơ sở dữ liệu tin cậy về đa dạng sinh học, có thể quan trắc lâu dài;
- Tăng cường đào tạo, hợp tác trong nước và quốc tế nhằm có nguồn nhân lực chất lượng cao về sinh thái, tài nguyên và môi trường;
- Tiến hành các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, biến đối khí hậu và phát triển bền vững.
5.2 Định hướng phát triển
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Viện Sinh thái học Miền Nam sẽ từng bước củng cố, xây dựng và tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, và triển khai các hướng nghiên cứu khoa học, kế hoạch cụ thể như sau:
a) Giai đoạn năm 2018:
- Kiện toàn bộ máy hoạt động của Viện Sinh thái học Miền Nam, đồng thời trang bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và triển khai.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ nghiên cứu về số lượng và chất lượng, cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về sinh thái, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, hàng năm dự kiến bổ sung cán bộ nghiên cứu để đến năm 2020 Viện sẽ có 45 - 50 cán bộ trong biên chế.
- Tăng cường mở rộng hợp tác trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước và các tổ chức
b) Giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
- SIE là một tổ chức tiên tiến trong nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực Mê Công, góp phần giải quyết vấn đề trọng tâm của phát triển bền vững.